Người bán cam mù chữ, gom tiền xây trường cho trẻ em nghèo

Thảo Lê

(Dân trí) - Hành động của ông Hajabba đã giúp thay đổi cuộc đời của những đứa trẻ nơi vùng quê nghèo.

Người bán cam mù chữ, gom tiền xây trường cho trẻ em nghèo - 1
Sinh ra ở ngôi lànNewpadapu,u, miền nam Ấn Độ, ônHarekalalHajabbaba (68 tuổi), chưa từng có cơ hội được đến trường. Cái nghèo đưa đẩy ông đến với công việc bán cam rong từ khi còn trẻ. Suốt hơn 30 năm qua, cứ mỗi buổi sáng, ônHajabbaba lại mang một giỏ đầy cam đi bán.
Người bán cam mù chữ, gom tiền xây trường cho trẻ em nghèo - 2
Cũng giống như ônHajabba,a, những đứa trẻ nghèo ở lànNewpadapupu không dám mơ ước được đi học. Từ khi lên 6 tuổi, các em đã phải phụ giúp cha mẹ kiếm sống.

Những khó khăn, vất vả gần nửa cuộc đời khiến ônHajabbaba nhận ra tầm quan trọng của con chữ. "Lần đầu tiên tôi cảm thấy bất lực và xấu hổ vì không được học hành là khi có 2 vị khách nước ngoài hỏi tôi giá bán bằng tiếng Anh. Tôi không thể trả lời mà chỉ ngồi nhìn chằm chằm cho đến khi họ rời đi vì không hiểu họ nói gì", ônHajabbaba nhớ lại.

Người bán cam mù chữ, gom tiền xây trường cho trẻ em nghèo - 3
Kể từ hôm đó, ônHajabbaba đã nảy ra ý tưởng xây một trường tiểu học cho những đứa trẻ nghèo trong làng với hy vọng chúng sẽ có tương lai tươi sáng hơn. Ông bắt đầu tiết kiệm số tiền ít ỏi chỉ khoảng 150 rupee (46.000 đồng) từ việc bán cam mỗi ngày.
Người bán cam mù chữ, gom tiền xây trường cho trẻ em nghèo - 4
Năm 1999, ônHajabbaba thuyết phục mọi người và mở lớp học đầu tiên tại một nhà thờ Hồi giáo. Ban đầu, người dân nơi đây không mấy tin tưởng nên có rất ít trẻ được bố mẹ cho đến học, nhiều người còn chế giễu ý tưởng của ông.
Người bán cam mù chữ, gom tiền xây trường cho trẻ em nghèo - 5
Lâu dần số lượng trẻ em đến học ngày càng đông. ÔnHajabbaba quyết định chuyển trường đến một địa điểm rộng rãi hơn. Ông dùng số tiền tiết kiệm còn lại để mua đất nhưng kinh phí lại không đủ để xây trường. Vì vậy, ông đến những nhà giàu có trong vùng để quyên góp tiền, dành nhiều ngày để thuyết phục chính quyền địa phương. Nhiều người phớt lờ, từ chối ngay khi ông vừa mở lời. Số khác thậm chí đối xử với ông như một kẻ ăn xin, đưa ông vài đồng xu và yêu cầu ông rời đi.
Người bán cam mù chữ, gom tiền xây trường cho trẻ em nghèo - 6
Đối mặt với những phản ứng tiêu cực ấy, tưởng chừng người đàn ông 68 tuổi sẽ bỏ cuộc. Nhưng ông vẫn kiên định với mục tiêu của mình. Ông vay nợ ngân hàng để có tiền xây trường. Cùng với sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm, năm 2001, ngôi trường được khánh thành.
Người bán cam mù chữ, gom tiền xây trường cho trẻ em nghèo - 7
Ước mơ đã thành hiện thực nhưng ônHajabbaba muốn làm được nhiều hơn thế. Ông muốn xây thêm một trường trung học. Giờ đây, những nỗ lực của ông đã được công nhận. Số tiền quyên góp ngày một nhiều hơn, chính phủ cũng hỗ trợ. Năm 2007, ngôi trường thứ hai được thành lập trên mảnh đất hơn 4.000m2 với đầy đủ trang thiết bị dạy học như máy tính, thư viện và sân bóng chuyền. Có khoảng 150 em học sinh đang theo học tại đây.
Người bán cam mù chữ, gom tiền xây trường cho trẻ em nghèo - 8
Nhiều người địa phương đặt tên ngôi trường là "TrườnHajabba",", Đại học Mangalore cũng đưa câu chuyện cuộc đời củHajabbaba vào giáo trình giảng dạy như một cách để tôn vinh những đóng góp của người đàn ông nghèo. ÔnHajabbaba đã nhận được giải thưởng "Anh hùng giữa đời thực" của kênh truyền hình CNN-IBN Ấn Độ, giải thưởng PadmShriri - giải thưởng dân sự cao quý thứ tư ở Ấn Độ được trao cho các cá nhân có đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của đất nước trong nhiều lĩnh vực. Ông cũng giành được vô số giải thưởng khác và toàn bộ số tiền nhận được đều được ông quyên góp cho trường.
Người bán cam mù chữ, gom tiền xây trường cho trẻ em nghèo - 9
Hàng ngày, ônHajabbaba đều dậy từ sáng sớm, quét dọn khuôn viên trường, đun nước uống cho giáo viên và các em học sinh. Ông được mọi người dân trìu mến gọi bằng cái têAksharara Santa (Vị thánh của những con chữ).

ÔnHajabbaba hiện đang có kế hoạch thành lập thêm một trường đại học. Ông cho biết không có trường cao đẳng nào gần làng và hầu hết sinh viên không đủ khả năng chi trả khi học ở thành phố, đặc biệt là nữ giới. Nhiều người thường quay lại con đường cũ làm những công việc tay chân và lập gia đình sớm. Ông hy vọng những thanh niên có nguyện vọng trong làng có thể học đại học dự bị tại ngôi trường này và tìm thấy nhiều cơ hội lập nghiệp cho chính mình.