2 hiểu lầm thường gặp về ngành Tâm lý học và Hàng không

Trường Thịnh

(Dân trí) - Học nặng lý thuyết, ra trường chỉ đi làm chuyên gia tâm lý, hay hàng không chỉ là làm phi công hay tiếp viên hàng không? Đã đến lúc chúng ta ngừng nghĩ "oan" cho ngành Hàng không và Tâm lý học sau khi tìm hiểu rõ sự thật đằng sau 2 hiểu lầm lớn này.

Học nặng về lý thuyết và nghiên cứu, không có thực hành?

Chắc chắn nền tảng lý thuyết sẽ là điều rất cần thiết cho bất kỳ ngành học nào, và ngành Hàng không cũng như Tâm lý học không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, nếu theo học hai ngành này tại RMIT, sinh viên sẽ không chỉ được học lý thuyết và nghiên cứu sách vở mà còn được thực hành, tham gia các hoạt động học tập được thiết kế để tiếp thu kiến thức, kỹ năng hiệu quả và áp dụng chúng theo cách thực tiễn nhất.

Cụ thể, sinh viên học tập thông qua các mô hình đa dạng bao gồm: Workshop theo nhóm, bài tập thực hành dành cho cá nhân và nhóm, dự án, kiểm tra đánh giá và những tiết học đào sâu kiến thức. Trong năm cuối, các sinh viên RMIT sẽ được thực hiện Dự án chuyên ngành. Chương trình này thường được nhà trường tổ chức phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành để giúp sinh viên vững vàng hơn trước khi chính thức gia nhập thị trường lao động.

2 hiểu lầm thường gặp về ngành Tâm lý học và Hàng không - 1
Đại học RMIT có mối liên hệ mật thiết với các cơ quan quản lý ngành hàng không, hãng hàng không… mang lại nhiều cơ hội học tập và nghề nghiệp cho sinh viên.


Về ngành Tâm lý, chương trình học tại RMIT sẽ kết hợp cả lý thuyết và thực hành, thông qua các buổi workshop trò chuyện với chuyên gia, đối tác chuyên môn cao trong lĩnh vực tâm lý ở đa ngành. Đồng thời, vào năm cuối, sinh viên sẽ được phát triển dự án cá nhân, có thể là nghiên cứu về một lĩnh vực tâm lý hoặc thực tập.

Tương tự như vậy, với ngành Hàng không, ngoài các hoạt động học tập thực tiễn bao gồm workshop theo nhóm, bài tập thực hành dành cho cá nhân và nhóm, dự án, lớp thảo luận có giảng viên hướng dẫn, kiểm tra đánh giá và những tiết học đào sâu kiến thức…, trong năm cuối, sinh viên sẽ có cơ hội ứng dụng kiến thức và kỹ năng vào môi trường làm việc thực tiễn ở môn Dự án chuyên ngành hàng không làm việc tại trường hoặc ở một doanh nghiệp thực tế.

Học Tâm lý chỉ làm bác sĩ tâm lý, học Hàng không chỉ làm phi công, tiếp viên?

Thực tế, ngành tâm lý và hàng không vô cùng rộng lớn với nhiều triển vọng nghề nghiệp đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam lẫn quốc tế.

Ví như tại RMIT Việt Nam, chương trình Cử nhân Khoa học ứng dụng (Hàng không) sẽ tập trung vào chuyên ngành Quản trị & Vận hành Hàng không nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng tổng quan nhất, từ việc điều hành, quản lý các hãng hàng không và sân bay đến những nghiệp vụ mặt đất và những vấn đề về bảo hộ - an toàn.

Chương trình linh hoạt cho phép sinh viên lựa chọn nhiều môn khác nhau ở lĩnh vực hàng không hoặc các lĩnh vực liên quan, giúp từng sinh viên có thể "vẽ" nên hành trình đại học phù hợp với sở thích và nguyện vọng tương lai của mình. Do đó, triển vọng nghề nghiệp được đúng theo nhu cầu và rộng mở hơn nhiều.

Chương trình giúp sinh viên sẵn sàng cho các công việc đa dạng liên quan đến điều hành, quản trị và hoạch định hàng không Việt Nam lẫn quốc tế. Những cơ hội việc làm đa dạng trong lĩnh vực này có thể kể đến như Hoạch định và quản trị sân bay; Quản trị an toàn hàng không; Hoạch định, điều hành và quản trị cho hãng hàng không; Chiến lược, tài chính, đường bay và dữ liệu hãng hàng không; Các vị trí điều hành sân bay ở khu dịch vụ công cộng;…

Đặc biệt, sinh viên còn được lựa chọn chuyển tiếp sang RMIT Melbourne để có thêm trải nghiệm học tập quốc tế, hoặc để theo đuổi chuyên ngành Phi công tại hai điểm huấn luyện bay Point Cook và Bendigo.

2 hiểu lầm thường gặp về ngành Tâm lý học và Hàng không - 2
Sinh viên có thể chuyển tiếp sang RMIT Melbourne để có thêm trải nghiệm học tập quốc tế.

Với ngành Tâm lý học, chương trình học tại RMIT Việt Nam sẽ mở rộng ở nhiều mảng hơn là chỉ tập trung về tâm lý điều trị. Với lợi thế tập trung vào khoa học ứng dụng của tâm lý trong đa dạng lĩnh vực, cơ hội nghề nghiệp của sinh viên cũng mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Giáo dục, Tổ chức phi chính phủ, Quản trị nhân sự, Truyền thông,…

Do đó, không nhất thiết cứ học Tâm lý là phải trở thành chuyên gia tư vấn tâm lý, các cử nhân sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lý học có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau như chuyên viên tham vấn tâm lý học đường, chuyên viên tư vấn trong các tổ chức phi chính phủ, chuyên viên nhân sự, chuyên gia nghiên cứu thị trường, chuyên viên marketing, nghiên cứu viên chuyên ngành tâm lý học,…

2 hiểu lầm thường gặp về ngành Tâm lý học và Hàng không - 3
Ngoài con đường trở thành chuyên gia tâm lý, sinh viên tốt nghiệp có thể gia nhập nhiều ngành nghề khác nhau có ứng dụng tâm lý học như nhân sự, marketing….

"Với những sinh viên muốn tiến sâu hơn về tâm lý điều trị, các bạn có thể học tiếp chương trình Cử nhân Khoa học ứng dụng Tâm lý học Honours một năm và Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng tại RMIT Melbourne hai năm, kết hợp cùng chương trình thực tập, thi chứng chỉ hành nghề để trau dồi thêm kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng", Trưởng khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ Giáo sư Brett Kirk cho biết.

Để tìm hiểu kỹ hơn về 2 chương trình học trên, phụ huynh và học sinh có thể tham gia Hội thảo Thông tin ngày 26/6 tại Hà Nội để khám phá các chương trình học bổng, giao lưu trực tiếp với giảng viên trong ngành, học thử, cũng như tìm hiểu các thông tin tuyển sinh hấp dẫn khác! Đăng ký tại ĐÂY.