1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mưa đúng giờ tan tầm, đường phố Hà Nội tắc "không lối thoát"

Sơn Nguyễn

(Dân trí) - Trận mưa đúng giờ tan tầm khiến việc di chuyển vô cùng khó khăn. Trên nhiều tuyến phố Hà Nội, người đi đường đứng chôn chân, rời cơ quan từ chiều mà đến tối mịt vẫn chưa về tới nhà.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của cơn bão số 2, khu vực Hà Nội từ chiều nay (10/8)  đến 12/8 có mưa to, có nơi mưa rất to kèm gió giật mạnh với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 200mm.

Ghi nhận chiều nay 10/8, trận mưa đúng vào giờ cao điểm buổi chiều khiến nhiều tuyến phố rơi vào  tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Để về được nhà, người dân phải vật lộn, nhích từng chút một và có khi đứng chôn chân mấy chục phút trên đường.

Mưa đúng giờ tan tầm, đường phố Hà Nội tắc không lối thoát - 1

Cơn mưa lớn bất chợt đổ xuống đường phố Hà Nội trước giờ cao điểm khiến nhiều tuyến phố nội thành đông nghẹt vào chiều nay (10/8) (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Khắp các ngả đường xuất hiện tình trạng ùn tắc, giao thông rối loạn, như ngã tư Nguyễn Chánh - Lê Văn Lương, Trung Kính - Vũ Phạm Hàm… nhiều người chôn chân chờ đợi di chuyển.

Chị Thanh Hà (trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết cảnh ùn tắc tại ngã tư đường Trung Kính - Vũ Phạm Hàm bắt đầu diễn ra sau khi trận mưa cuối giờ chiều ngớt. Người dân đổ ra đường về nhà khiến giao thông ùn tắc. Quãng đường từ chỗ làm về nhà chị dài 7km nhưng gần 30 phút trôi qua chị Hà vẫn chưa thoát khỏi điểm ùn tắc.

Mưa đúng giờ tan tầm, đường phố Hà Nội tắc không lối thoát - 2

Ngã tư Trung Kính - Vũ Phạm Hàm giao thông hỗn loạn khi người dân bắt đầu đổ ra đường về nhà khi mưa ngớt (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Mưa đúng giờ tan tầm, đường phố Hà Nội tắc không lối thoát - 3

Để về được nhà, người dân phải vật lộn nhích từng chút một (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Mưa đúng giờ tan tầm, đường phố Hà Nội tắc không lối thoát - 4

Mưa ngớt, giờ tan tầm vừa điểm, dân công sở ùa xuống đường cũng là lúc giao thông Hà Nội quá tải (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Mưa đúng giờ tan tầm, đường phố Hà Nội tắc không lối thoát - 5

Đường Nguyễn Chánh giao với Lê Văn Lương cũng trong cảnh ùn tắc tương tự ở cả hai chiều (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Mưa đúng giờ tan tầm, đường phố Hà Nội tắc không lối thoát - 6

Khu vực đường Nguyễn Chánh ách tắc cục bộ, dòng phương tiện xếp hàng dài cả 2 chiều (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Mưa đúng giờ tan tầm, đường phố Hà Nội tắc không lối thoát - 7

Phương tiện nhích từng chút một, nối đuôi nhau trên cầu vượt Nguyễn Chánh (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Mưa đúng giờ tan tầm, đường phố Hà Nội tắc không lối thoát - 8

Trẻ nhỏ mệt mỏi gục sau lưng mẹ (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Mưa đúng giờ tan tầm, đường phố Hà Nội tắc không lối thoát - 9

Tài xế ngán ngẩm vì mãi chưa tìm được lối thoát (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Mưa đúng giờ tan tầm, đường phố Hà Nội tắc không lối thoát - 10
Mưa đúng giờ tan tầm, đường phố Hà Nội tắc không lối thoát - 11

Khu vực đường Láng lúc gần 20h (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Mưa đúng giờ tan tầm, đường phố Hà Nội tắc không lối thoát - 12

Đường Nguyễn Khang (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Mưa đúng giờ tan tầm, đường phố Hà Nội tắc không lối thoát - 13

Tối muộn, giao thông đường Trung Hòa chưa hề hạ nhiệt (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Về diễn biến của cơn bão số 2, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ ngày 10/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Bắc Vịnh Bắc Bộ, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 200km về phía Đông Đông Bắc, cách Quảng Ninh khoảng 200km về phía Đông Nam, cách Nam Định 320km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 110km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 04 giờ ngày 11/8, vị trí tâm bão ở khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh - Nam Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.

Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh Bắc Bộ suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).