1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. TPHCM "khát" cây xanh
  4. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai

Gia đình người Hoa ở Sài Gòn gói 10.000 bánh bá trạng bán dịp Tết Đoan Ngọ

Nguyễn Quang

(Dân trí) - Dịp Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch), một gia đình người gốc Hoa ở TPHCM tập trung con cháu, thuê thêm hàng xóm gói 10.000 chiếc bánh bá trạng để bán cho khách.

Gia đình người Hoa ở Sài Gòn gói 10.000 bánh bá trạng bán dịp Tết Đoan Ngọ - 1

Trong dịp Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch), nhiều gia đình người Hoa ở khu vực Chợ Lớn gói bánh bá trạng để bán phục vụ nhu cầu người dân, một phần nhỏ để biếu họ hàng người thân cúng lễ tại gia.

Gia đình người Hoa ở Sài Gòn gói 10.000 bánh bá trạng bán dịp Tết Đoan Ngọ - 2

Gia đình bà Trần Cam Thảo (60 tuổi, quận 11) đã gắn bó với nghề gói bánh bá trạng hơn 20 năm. "Năm nào đến dịp này nhà tôi cũng gói khoảng 10.000 chiếc bánh bá trạng. Số lượng lớn nên phải kêu gọi con cháu, anh em tới gói phụ", bà Thảo cho biết.

Gia đình người Hoa ở Sài Gòn gói 10.000 bánh bá trạng bán dịp Tết Đoan Ngọ - 3

Theo bà Thảo, "bá" hay "bạ" nghĩa là thịt, còn "trạng" là bánh ú. Người Hoa thường cho rằng việc cúng bánh bá trạng trong ngày tết Đoan Ngọ là để tưởng nhớ nhà thơ Khuất Nguyên, một vị trung thần nước Sở (thời Chiến Quốc)

Gia đình người Hoa ở Sài Gòn gói 10.000 bánh bá trạng bán dịp Tết Đoan Ngọ - 4

Bánh bá trạng được gói bằng lá tre hoặc lá chuối. Lá được rửa sạch rồi luộc sơ qua, vuốt cho phẳng, để ráo nước trước khi gói bánh.

Gia đình người Hoa ở Sài Gòn gói 10.000 bánh bá trạng bán dịp Tết Đoan Ngọ - 5

Nguyên liệu chính của bánh chủ yếu là gạo nếp, đậu xanh. Gạo nếp có thêm ít muối rồi ngâm trong nước 3 tiếng, đậu xanh thì thời gian ngâm gấp đôi để đậu mềm và nhanh chín hơn.

Gia đình người Hoa ở Sài Gòn gói 10.000 bánh bá trạng bán dịp Tết Đoan Ngọ - 6

Nhân bánh bá trạng thường bao gồm thịt, trứng muối, nấm, một vài gia đình có thể cho thêm các nguyên liệu khác theo yêu cầu của khách như tôm khô, đậu phộng... Các nguyên liệu đều được trộn đều với gia vị để tăng hương vị của bánh. Các lớp trong được gói bằng lá tre, lá chuối bọc bên ngoài.

Gia đình người Hoa ở Sài Gòn gói 10.000 bánh bá trạng bán dịp Tết Đoan Ngọ - 7

Bánh bá trạng thường có 2 loại, loại nhỏ khoảng 500gram, loại lớn khoảng 800gram. Những chiếc bánh trong quá trình gói được đặt lên cân để đảm bảo độ chính xác.

Gia đình người Hoa ở Sài Gòn gói 10.000 bánh bá trạng bán dịp Tết Đoan Ngọ - 8

Bánh có hình dáng gần giống với bánh chưng của người Việt nhưng vì gói bằng tay, không dùng khuôn nên không vuông vức bằng. Bánh được cột bằng dây chuối phơi khô. Tại một số địa phương, bánh bá trạng được gói thành hình tam giác, gần giống với bánh giò.

Gia đình người Hoa ở Sài Gòn gói 10.000 bánh bá trạng bán dịp Tết Đoan Ngọ - 9

Sau khi gói xong, bánh bá trạng được xếp vào các nồi lớn nấu trong 8 tiếng bằng than, củi.

Gia đình người Hoa ở Sài Gòn gói 10.000 bánh bá trạng bán dịp Tết Đoan Ngọ - 10

Mỗi chùm có 5 bánh, được cột lại bằng dây chuối phơi khô, nước bên trong nồi lúc nào cũng phải ngập bánh để đảm bảo bánh chín đều.

Gia đình người Hoa ở Sài Gòn gói 10.000 bánh bá trạng bán dịp Tết Đoan Ngọ - 11

Bánh sau khi vớt được treo trên thanh tre cho ráo nước. Thưởng thức ngon nhất trong khoảng một tuần sau khi vớt.

Gia đình người Hoa ở Sài Gòn gói 10.000 bánh bá trạng bán dịp Tết Đoan Ngọ - 12

Trong dịp này, dạo quanh các tuyến đường ở khu vực Chợ Lớn đều dễ dàng bắt gặp bánh bá trạng được bày bán. Tùy vào kích cỡ, bánh bá trạng có giá khoảng 60.000 đến 70.000 đồng/chiếc. 

Gia đình người Hoa ở Sài Gòn gói 10.000 bánh bá trạng bán dịp Tết Đoan Ngọ - 13

Chị Lâm Hà (quận Tân Phú) tới tận lò nấu để mua bánh. "Đối với người Hoa, dịp Tết Đoan Ngọ không thể thiếu bánh bá trạng trong mâm cúng, gia đình tôi cũng là khách quen nhiều năm nên chủ động qua lấy bánh cho tiện", chị Hà cho biết.