PhotoStory

Cận cảnh phim trường "đổ nát chưa từng có" tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947

Thực hiện: Hương Hồ

(Dân trí) - "Đào, phở và piano" là bộ phim của đạo diễn Phi Tiến Sơn tái hiện Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa. Phim trường "đổ nát" được phục dựng kì công chưa từng có trong những bộ phim về chiến tranh tại Việt Nam.

Phim điện ảnh Đào, phở và piano do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh đặt hàng Công ty cổ phần Phim truyện I sản xuất. 

Chuyện phim kể vể một đôi tình nhân trẻ vượt qua muôn vàn gian khó hiểm nguy để tìm lại nhau vào cái ngày cuối cùng của cuộc chiến - ngày 17/2/1947, khi quân ta rút ra chiến khu bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Mối tình nồng nàn và lãng mạn của anh tự vệ (Doãn Quốc Đam đóng) và cô tiểu thư Hà thành (diễn viên trẻ Thùy Linh đảm nhận) được vun đắp bởi ông họa sĩ già tài năng (NSƯT Trần Lực), chú bé đánh giày lanh lẹ (Thiện Hùng), công tử nhà giàu chịu chơi (ca sĩ Tuấn Hưng), cha xứ tốt bụng (NSND Trung Hiếu), ông bán phở gánh yêu nghề (Anh Tuấn)…

Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 1

Đạo diễn Phi Tiến Sơn cho biết, câu chuyện phim xảy ra trên chiến lũy một khu phố cổ mùa đông 1946, đầu năm 1947.  "Câu chuyện chỉ diễn ra trong một ngày đêm, nhưng nó khắc họa những khoảnh khắc dữ dội và hào hùng nhất trong cuộc chiến 60 ngày đêm của quân và dân Thủ đô", đạo diễn Phi Tiến Sơn nói. 

Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 2
Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 3

Chỉ trong 24 giờ, những nhân vật ràng buộc với nhau với một tình yêu chung, yêu chiến lũy, yêu mảnh đất của mình. Mỗi người cũng có một niềm đam mê riêng, người đào, người tranh, cây đàn, tôn giáo, người say sưa nấu một nồi phở mang đến chiến lũy. "Họ đều biết nguy cơ về cái chết cận kề. Họ biết chỉ còn lại vài giờ, nhưng không ai rời khỏi con phố ở Hà Nội. Niềm đam mê tạo nên khí chất của người Hà Nội khiến cho họ vượt qua cái chết một cách bình thản…", đạo diễn Phi Tiến Sơn chia sẻ.

Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 4
Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 5

Bối cảnh phim được đầu tư dàn dựng công phu trong Đào, phở và piano. 

Họa sĩ Vũ Việt Hưng chia sẻ, ê-kíp đã nghiên cứu, chọn cảnh thực tế tại Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Sơn Tây (Hà Nội) - đều là những nơi mà trước đây Pháp từng xây dựng, có những con phố cổ như bối cảnh đòi hỏi. Tuy nhiên, yếu tố phát triển hiện đại tác động nên khó có thể quay phim được, họ xoay sang hướng phục dựng bối cảnh.

Cuối cùng, một khu phố cổ Hà Nội hoang tàn, đổ nát dài 120m, đường và vỉa hè rộng tới 15m đã được dựng lại tại phim trường ở gần hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc) - nơi Trung Đoàn E24 từng đóng quân. 

Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 6
Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 7
Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 8

Phim trường được các họa sĩ phục dựng trong vòng 3 tháng.

Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 9
Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 10
Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 11

Dãy phố, cửa hiệu Hà Nội 36 phố phường trong những tháng ngày hứng chịu những vết thương của súng đạn được tái hiện trong phim Đào, phở và piano.

Trên nền những trận chiến ác liệt giành giật từng ngôi nhà, góc phố của 60 ngày đêm Hà Nội, trong tương phản với sự tàn khốc và cái ác, hiển hiện hình ảnh những người dân thủ đô giản dị, yêu nước, đầy nghĩa cử, hào hoa, lãng mạn, mãnh liệt với tình yêu, với cuộc sống, quả cảm và sẵn sàng tận hiến để gìn giữ Hà Nội yêu dấu, sống chết với nghề, với niềm đam mê của riêng mình.

Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 12

Những ngôi nhà đổ nát được dựng lên từ bãi đất trống. Bối cảnh này cũng được ê-kíp sáng tạo tham khảo tư liệu về Hà Nội những năm 1946-1947. Đạo diễn Phi Tiến Sơn cho biết dự kiến cuối năm 2023 mới hoàn thành Đào, phở và Piano.

Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 13
Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 14
Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 15

NSƯT Trần Lực đảm nhận vai ông họa sĩ già tài năng trong phim. Anh chia sẻ, một trong những điều anh tâm đắc, cảm thấy bất ngờ nhất chính là bối cảnh phim được đầu tư rất lớn và hoành tráng.

"Đây là trường quay về đề tài phim lịch sử có thể nói là lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam. Bối cảnh phim được phục dựng công phu ở không gian rộng không vướng nhà cao tầng hay cột điện nên có thể quay được góc máy 360 độ, không phải cắt góc máy liên tục, góc quay không bị bó lại như trước đây", NSƯT Trần Lực nói. 

Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 16
Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 17

NSND Trung Hiếu trở lại với vai cha xứ trong Đào, phở và piano sau nhiều năm rời xa điện ảnh. Anh cho biết, ngay từ khi đọc kịch bản rất thích vai diễn vị cha xứ chuộng hòa bình, luôn hướng tới những điều tốt đẹp. Để thực hiện vai cha xứ, nam diễn viên tiết lộ anh đã đi đến các nhà thờ, gặp các cha để nhờ hướng dẫn cách thức hành lễ, cử chỉ, đi đứng, lời nói... Anh tập luyện để tất cả ngấm vào người thành phản xạ tự nhiên, khi diễn nhuần nhuyễn hơn.

Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 18
Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 19

NSND Trung Hiếu rất tiếc khi trường quay được đầu tư sắp phải dỡ bỏ. NSND Trung Hiếu cho rằng, nếu ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam phát triển, những trường quay thế này sẽ được giữ lại để khai thác du lịch.

Cận cảnh phim trường đổ nát chưa từng có tái hiện Hà Nội năm 1946 - 1947 - 20

Bộ phim truyện Đào, phở và piano mong muốn chuyển tải đến khán giả về một Hà Nội từ gần 80 năm trước, cùng cả nước dũng cảm chống lại kẻ thù xâm lược theo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.

Trong phim, phẩm cách anh hùng bất khuất của nhân dân Việt Nam lan tỏa trong mỗi người dân Hà Nội. Cùng đó, một Hà Nội máu và hoa, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, một Hà Nội vùng đứng lên với nhiều tầng lớp nhân dân, thế hệ, không còn phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, tôn giáo… sẽ hiện lên trong phim.