Thanh niên Hà thành hết mình trong lễ hội vật cầu

(Dân trí) - Cứ ngày mùng 4,5, 6 tháng Giêng hàng năm, làng Thúy Lĩnh (Hoàng Mai, Hà Nội) lại tổ chức hội vật cầu tại sân đình, thu hút nhiều thanh niên trai tráng và khách thập phương tới tham gia, thưởng thức.

Lễ hội Vật cầu truyền thống đình Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam là lễ hội dân gian có từ lâu đời. Địa điểm thi đấu là một sân rộng ngay bên đình Thúy Lĩnh. Vật cầu là môn thể thao rèn luyện cả trí và lực, đồng thời mang tính hợp đồng mưu lược. Do đó, lễ hội có đầy đủ lứa tuổi khác nhau từ thiếu nhi đến các nam thanh niên khoảng 15 - 23 tuổi trong làng tham gia. Lễ hội thu hút hàng trăm khán giả là người trong làng đến xem và cổ vũ cho các đấu thủ.

Thanh niên Hà thành hết mình trong lễ hội vật cầu

Mỗi trận thi đấu vật cầu gồm bốn đội: xanh, đỏ, tím, vàng, canh bốn hố ở các góc sân. Cầu được làm bằng gỗ mít tiện tròn, mỗi trái cầu có khối lượng 10, 20, 27kg dành cho các lứa tuổi.
 
Sau khi có hiệu lệnh của trọng tài, bốn đội cùng cướp cầu mang về hố của mình. Mỗi một lần mang được cầu về hố sẽ nhận được một giải con, ba lần liên tiếp sẽ được giải cái (trong lúc thi đấu, cầu không được ra đường biên, không bị đội bạn mang về hố khác).
 
Để chơi thành thạo và dễ giành chiến thắng, các đấu thủ phải khỏe mạnh, tinh khôn và có chiến thuật tốt, biết phối hợp với đồng đội, mềm dẻo để luồn lách, lừa trước đón sau để cướp và giữ được trái cầu mang về hố của mình.
 
Đức Anh – một đấu thủ của nội dung 17 tuổi cho biết: “Năm nào mình cũng theo dõi lễ hội và mong muốn được tham gia. Vì vậy, ngoài những buổi chơi bóng đá cùng các anh, các bạn trong làng, mình vẫn luyện tập những kĩ thuật dành riêng cho môn vật cầu.
 
Theo mình, vật cầu là một lễ hội truyền thống đặc sắc của làng mình, và cũng là “đặc sản” trong dịp Tết ở làng quê miền Bắc. Mình rất vui khi năm nào hội làng cũng đón rất nhiều người dân đến xem và cổ vũ các đội thi”.

Lễ hội Vật cầu truyền thống phường Lĩnh Nam được tổ chức đã mang đến không khí phấn khởi, vui tươi cho nhân dân trong những ngày đầu năm mới. Bên cạnh đó còn góp phần quan trọng giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, truyền thống đoàn kết của dân tộc.

Trước khi vào trận, các đấu thủ làm nghi lễ cúi chào thành hoàng làng

Trước khi vào trận, các đấu thủ làm nghi lễ cúi chào thành hoàng làng

4 đội thi, mỗi đội gồm 2 người cùng nhau tranh khối cầu làm từ gỗ mít để đưa về hố của đội mình

4 đội thi, mỗi đội gồm 2 người cùng nhau tranh khối cầu làm từ gỗ mít để đưa về hố của đội mình

Nét mặt quyết tâm của các đấu thủ


Nét mặt quyết tâm của các đấu thủ

Nét mặt quyết tâm của các đấu thủ

Nét mặt quyết tâm của các đấu thủ

Lễ hội này đã có từ hàng trăm năm, được truyền từ đời này qua đời khác. Đến ngày nay, thế hệ trẻ của làng Thúy Lĩnh vẫn tiếp tục nỗi dõi cha ông.

Trang phục thi đấu của các đội thi là quần đồng phục và dải đai màu

Trang phục thi đấu của các đội thi là quần đồng phục và dải đai màu

Trang phục thi đấu của các đội thi là quần đồng phục và dải đai màu

Các chàng trai khỏe mạnh, khéo léo và biết phối hợp với đồng đội để cướp và mang trái cầu về hố của đội mình


Trang phục thi đấu của các đội thi là quần đồng phục và dải đai màu

Chính bởi tính đối kháng, tinh thần thượng võ cao nên trò chơi này nhận được rất nhiều sự quan tâm, cổ vũ của người xem

Nam thanh niên trong làng tham gia giải đấu đều đang là học sinh, sinh viên tại Hà Nội.

Nam thanh niên trong làng tham gia giải đấu đều đang là học sinh, sinh viên tại Hà Nội.

Ở lứa tuổi dưới 15, các em cùng tranh vật quả cầu loại 5kg.

Ở lứa tuổi dưới 15, các em cùng tranh vật quả cầu loại 5kg.

Ở lứa tuổi dưới 15, các em cùng tranh vật quả cầu loại 5kg.

Tuy không nhiều kinh nghiệm như các đàn anh nhưng màn thi đấu của các thiếu niên học sinh cấp 2 cũng không kém phần hấp dẫn.

Hồng Minh