Người miền Tây tìm cách cải thiện hạn mặn

Trường Thịnh Thảo Trang

(Dân trí) - Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt, người dân miền Tây có nhiều cách như tích trữ nước mưa, mua nước bồn, dùng máy lọc.

Vốn quen với tình trạng khan hiếm nước sạch, nhiều người miền Tây thường tích trữ nước mưa để phục vụ sinh hoạt. Họ tận dụng mọi bể chứa trong nhà, đìa, lu... để dùng khi cần thiết.

Khi nước mưa cạn, nắng nóng kéo dài, lu trơ đáy, bà con phải trả tiền để đổi nước. Để có nước ngọt phục vụ việc ăn uống, tắm giặt, nhiều người đến đổi nước từ các xe bồn tự chế. Tuy nhiên, việc đổi nước không duy trì được lâu do chi phí cao, không phù hợp với kinh tế.

Ở các vùng nhiễm mặn cao, người dân chọn mua các túi nhựa trữ ngọt từ 7m3 đến 30m3. Các túi nhựa được dùng để trữ nước ngọt sinh hoạt hoặc đặt ngoài vườn để dự trữ nước tưới cây khi sông rạch bị nhiễm mặn. Ưu điểm của túi là chi phí thấp hơn xây bể xi măng (hơn 1-3 triệu đồng) lại tiện dụng, cơ động, có thể xếp gọn để xài nhiều năm nhưng không đảm bảo được chất lượng nước.

Cũng có nhiều gia đình nạo vét các mương trong vườn để trữ nước ngọt, lấy nguồn nước này tưới cây, chăm sóc vật nuôi còn nước sinh hoạt tích trữ riêng trong các hồ bêtông.

Người miền Tây tìm cách cải thiện hạn mặn - 1

Tình trạng hạn mặn ảnh hưởng đến đời sống của người dân miền Tây

Nhiều người chia sẻ, nỗi lo lớn nhất khi tình trạng hạn mặn kéo dài là mọi người phải dùng nguồn nước có chứa cặn bẩn, tạp chất, vi khuẩn, đặc biệt các kim loại nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để đảm bảo chất lượng cho nguồn nước sử dụng, một số gia đình chọn mua máy lọc nước có công nghệ RO chuyên dụng (thẩm thấu ngược). Khác với màng lọc RO thông thường, màng lọc RO chuyên dụng dành riêng cho nước nhiễm mặn được thiết kế riêng cho khu vực này bởi nước nhiễm mặn, lợ có nhiều muối đóng cặn nên màng phải vừa loại bỏ được muối, vừa chống được rỉ sét kể cả trong điều kiện thời tiết nồm ẩm, nhiều muối.

Người miền Tây tìm cách cải thiện hạn mặn - 2

Cụ thể, màng lọc RO chuyên dụng có các lỗ siêu nhỏ chỉ với kích thước 0,0001 micromet, dưới áp lực lớn, những phân tử nước có kích thước nhỏ hơn sẽ chui lọt qua còn các phân tử muối sẽ bị giữ lại, cuốn ra ngoài theo đường ống nước thải.

Công nghệ này cũng giúp nguồn nước đầu ra sạch hơn, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, chất độc hại, kim loại nặng; tăng tuổi thọ máy. Nguồn nước sau lọc được loại bỏ vị mặn, có vị ngọt tự nhiên cùng các khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Màng lọc RO chuyên dụng hiện có trên máy lọc nước Karofi - đơn vị 15 năm nghiên cứu thực địa và chuyên sâu tại 63 tỉnh thành. Máy lọc nước mặn của Karofi có khả năng xử lý nguồn nước lợ, nước mặn lên tới 5000 ppm. Máy còn được bổ sung công nghệ lọc Smax nhân đôi công suất, gấp đôi tuổi thọ lõi lọc. Chất liệu tủ máy cao cấp có chất liệu chống rỉ sét, chịu được nhiệt độ và các tác động ngoại lực, bền bỉ với thời gian.

Máy lọc nước nhiễm mặn của Karofi còn có hệ thống lõi lọc chức năng như lõi khoáng đá bổ sung vi khoáng có lợi, lõi Tourmaline tạo ion âm, lõi Hydrogen giảm chất oxy hóa có hại... Nước thải của máy có thể tận dụng tưới cây, giải pháp hữu ích cho các gia đình ở nông thôn.

Người miền Tây tìm cách cải thiện hạn mặn - 3

Hãng cũng đạt chuẩn quốc gia nước uống tinh khiết do Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y Tế (QCVN6-1:2010/BYT) chứng nhận theo quy trình hướng dẫn của WHO và UNICEF.

Năm 2020, Karofi đứng đầu thị phần máy lọc nước và đạt danh hiệu máy lọc nước được yêu thích nhất tại Việt Nam với 79% lượt bình chọn (theo Báo cáo nghiên cứu thị trường lọc nước của Techsci tháng 1/2021). Hotline: 1900 6418