Đi tìm chân dung họa sĩ "ẩn mình" trong những siêu phẩm hội họa

(Dân trí) - Các họa sĩ có thú vui khắc họa diện mạo của chính mình, từ những bức tranh chân dung tự họa cho tới những khắc họa nhỏ "cài cắm" trong tranh, đó là cách để họ in dấu ấn trên tác phẩm.

Cách thức các họa sĩ đưa hình ảnh của chính họ vào trong tác phẩm luôn đưa lại sự thú vị, bất ngờ cho người xem.

Dưới đây là những khắc họa chân dung được các họa sĩ khéo léo "cài cắm" vào trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của họ:

Bức "The Arnolfini Portrait" (Chân dung nhà Arnolfini - vẽ năm 1434) của họa sĩ Jan van Eyck

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 1

Bức "The Arnolfini Portrait".

Bức họa nổi tiếng trong lịch sử hội họa Châu Âu được thực hiện nhằm khắc họa sự giàu có của nhà Arnolfini, trong tranh có chứa đựng nhiều chi tiết mang những ý nghĩa biểu tượng. Trong đó, được chú ý nhiều nhất chính là tấm gương nhỏ treo trên tường phía sau cặp đôi mới cưới của nhà Arnolfini, trong gương có phản chiếu hai nhân vật đang bước vào phòng.

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 2

Được chú ý nhiều nhất chính là tấm gương nhỏ treo trên tường.

Trong tranh có thể thấy "tân lang" đang giơ một cánh tay lên như thể đang chào, động tác này được hồi đáp lại bởi một người đàn ông xuất hiện trong gương, người này cũng đang giơ cao cánh tay chào. Phía trên tấm gương là dòng chữ uốn lượn đề: "Jan van Eyck đã ở đây".

Dòng chữ này khiến nhiều người tin rằng hai người đàn ông xuất hiện trong gương chính là họa sĩ và người trợ lý của mình khi họ tới nhà Arnolfini để thực hiện tác phẩm.

Bức "The School of Athens" (Giảng đường ở Athens - vẽ trong khoảng thời gian từ năm 1509-1511) của danh họa Raphael

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 3

Bức "The School of Athens".

Đây là bức bích họa nổi tiếng của Raphael nằm trên tường của điện Apostolic ở Vatican. Tác phẩm là một sự ca tụng dành cho triết học và những triết gia nổi tiếng trong lịch sử, từ Pythagoras cho tới Ptolemy. Từ khi bức bích họa mới ra mắt, người đương thời đã nói về việc Raphael khắc họa những nhân vật nổi tiếng đương thời, đưa diện mạo của họ trở thành diện mạo của các triết gia lừng danh.

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 4

Bản thân Raphael cũng đưa diện mạo của mình vào trong bức bích họa, ông chính là nhân vật đang nhìn thẳng vào người xem tranh.

Leonardo da Vinci được cho là nguyên mẫu khi Raphael khắc họa chân dung Plato, diện mạo của Michelangelo hiện ra trong hình hài triết gia Heraclitus. Bản thân Raphael cũng đưa diện mạo của mình vào trong bức bích họa, ông chính là nhân vật đang nhìn thẳng vào người xem tranh, xuất hiện ở góc ngoài bên phải của bức bích họa.  

Bức "The Last Judgment" (Sự phán xét cuối cùng - vẽ trong khoảng thời gian từ năm 1536-1541) của danh họa Michelangelo

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 5

Bức "The Last Judgment".

Người ta vốn biết rằng Michelangelo rất mệt mỏi trong quãng thời gian thực hiện những bức bích họa trên trần nhà nguyện Sistine ở Vatican.

Trong những thư từ gửi cho các bạn bè của mình thời gian ấy, ông thường than phiền về việc mỗi ngày đều phải lao động cật lực để tranh thủ ánh sáng mặt trời, không những vậy, lại luôn phải làm việc trong tư thế ngửa cổ suốt cả ngày khiến ông luôn cảm thấy đau mỏi cổ vô cùng.

Sau khi hoàn tất các bức bích họa trên trần nhà nguyện, nhiều năm sau, ông lại được mời quay trở lại đây để thực hiện thêm một bức bích họa trên một mảng tường lớn - chính là bức "Sự phán xét cuối cùng".

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 6

Michelangelo đã khắc họa gương mặt mình trên bộ da của kẻ bị trừng phạt.

Lúc này, để nhớ lại một quãng thời gian vất vả, mệt mỏi vô cùng khi thực hiện những bức bích họa trên trần nhà nguyện, Michelangelo đã khắc họa gương mặt mình trên bộ da của kẻ bị trừng phạt đang nằm trên tay thánh Bartholomew. Với hình ảnh này, Michelangelo nhắn gửi một thông điệp rằng ông đã thực hiện những bức bích họa trên trần nhà nguyện như thể... hành xác, đày đọa chính mình.

Bức "David with the Head of Goliath" (David và đầu của Goliath - vẽ trong khoảng thời gian từ năm 1609-1610) của danh họa Caravaggio

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 7

Bức "David with the Head of Goliath".

Trước khi qua đời lúc mới 38 tuổi, danh họa người Ý Caravaggio đã đưa hình ảnh bản thân mình vào nhiều tác phẩm của ông một cách khéo léo, ông thường thích thú khắc họa mình trong hình ảnh thần rượu Bacchus của thần thoại Hy Lạp. Trong năm cuối của cuộc đời, ông đưa hình ảnh mình vào trong bức tranh khắc họa một cảnh tượng tàn khốc - bức "David và đầu của Goliath".

Trong tranh, Caravaggio chính là nhân vật bị sát hại Goliath. Nhân vật David với gương mặt có nét thương cảm, thậm chí hối hận, vốn được cho là Cecco, người trợ lý của Caravaggio.

Đương thời người ta vốn đã bàn tán về những mối quan hệ đồng giới của Caravaggio. Người trợ lý Cecco vốn được cho là một người tình của vị danh họa. Bức họa tàn khốc nhưng lại chứa đựng những ẩn ý về mối tình nghiệt ngã, vị trí lưỡi kiếm trên tay nhân vật David cũng mang những hàm ý.

Bức "Still Life with Cheeses, Almonds and Pretzels" (Tĩnh vật với pho-mát, hạnh nhân và bánh quy - vẽ năm 1615) của nữ họa sĩ Clara Peeters

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 8

Bức "Still Life with Cheeses, Almonds and Pretzels".

Nữ họa sĩ Clara Peeters là một trong những nữ giới xuất sắc nhất trong thể loại tranh tĩnh vật. Trong bức họa này, bà Peeters đã thực hiện một hình ảnh phản chiếu cho thấy sự hiện diện của bà. Đó chính là hình ảnh phản chiếu trên nắp chiếc bình gốm. Hình ảnh này đã bị biến dạng đi bởi những đường nét uốn lượn của nắp bình.

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 9

Bà Peeters đã thực hiện một hình ảnh phản chiếu cho thấy sự hiện diện của bà. Đó chính là hình ảnh phản chiếu trên nắp chiếc bình gốm.

Hay như trong bức "Still life with flowers, gilt goblets, coins and shells" (Tĩnh vật với hoa, ly mạ vàng, tiền xu và vỏ ốc - vẽ năm 1612), nữ họa sĩ Clara Peeters cũng khắc họa hình ảnh phản chiếu của mình trên bề mặt chiếc cốc phía bên phải.

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 10

Bức "Still life with flowers, gilt goblets, coins and shells".

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 11

Nữ họa sĩ Clara Peeters khắc họa hình ảnh phản chiếu của mình trên bề mặt chiếc cốc phía bên phải.

Bức "Lễ lên ngôi của Hoàng đế Napoleon I và trao vương miện cho Hoàng hậu Josephine trong Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 2/12/1804" thực hiện bởi họa sĩ Jacques-Louis David trong quãng thời gian từ năm 1806-1807

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 12

Bức "Lễ lên ngôi của Hoàng đế Napoleon I và trao vương miện cho Hoàng hậu Josephine trong Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 2/12/1804".

Tác phẩm có kích thước lớn 6,21m x 9,79m, khiến người xem cảm thấy như thể họ đang ở giữa bối cảnh, đang trực tiếp chứng kiến quang cảnh sự kiện. Họa sĩ David đã khéo léo khắc họa bản thân trong nhóm người ngồi quan sát từ trên tầng cao, trong tranh, họa sĩ đang tập trung thực hiện bản vẽ phác họa.

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 13

Họa sĩ David đã khéo léo khắc họa bản thân trong nhóm người ngồi quan sát từ trên tầng cao, trong tranh, họa sĩ đang tập trung thực hiện bản vẽ phác họa.

Bức "The Little One Is Dreaming, Étude" (Đứa trẻ nằm mơ - vẽ năm 1881) của họa sĩ Paul Gauguin

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 14

Bức "The Little One Is Dreaming, Étude".

Bên cạnh đứa trẻ đang nằm ngủ, có một con búp bê hình chú hề treo cạnh giường cũi. Gương mặt chú hề chính là họa sĩ Gauguin.