1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

"Tàu sân bay không thể chìm" của Nga giữa lòng NATO

Đức Hoàng

(Dân trí) - Khi căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang trong thời gian qua, vùng Kaliningrad của Nga trở thành tâm điểm chú ý vì nó được xem "tàu sân bay không thể chìm" của Moscow giữa lòng NATO.

Tàu sân bay không thể chìm của Nga giữa lòng NATO - 1

Kaliningrad được bảo vệ chặt chẽ với hàng loạt các hệ thống vũ khí hiện đại vì tầm quan trọng của nó với quân đội Nga (Ảnh minh họa: Tass).

Tuần trước, Nga đã tiến hành các cuộc tấn công mô phỏng bằng tên lửa ở khu vực phía tây Kaliningrad trong khuôn khổ một hoạt động huấn luyện. Hoạt động này xảy ra trong bối cảnh căng thẳng Nga - NATO đang leo thang dồn dập sau khi Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hơn 2 tháng trước.

Trong cuộc diễn tập ở Kaliningrad, Nga đã "phóng trên nền tảng điện tử" hệ thống tên lửa đạn đạo di động có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Iskander.

Đây không phải là lần đầu tiên lãnh thổ ở biển Baltic của Nga - có diện tích bằng Bắc Ireland và nằm giữa 2 thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania - trở thành tâm điểm chú ý của phương Tây.

Hệ thống tên lửa Iskander lần đầu tiên được đưa tới khu vực này vào năm 2016 và sau đó được nâng cấp vào năm 2018, như một phần trong chiến lược của Nga nhằm chống lại việc NATO triển khai lá chắn phòng thủ tên lửa đạn đạo ở châu Âu. Ngoài ra, Nga còn thường xuyên tổ chức tập trận với sự tham gia của hạm đội biển Baltic đặt tại Kaliningrad.

Kaliningrad hiện là một trong 46 khu vực hành chính (khu vực hành chính) của Nga, nhưng nằm tách biệt với các vùng khác của đất nước. Nó từng là một phần của Đức, nhưng sau Thế chiến II, khi phát xít Đức thua trận, khu vực này trở thành một phần của Liên Xô và ngày nay là Nga.

Tàu sân bay không thể chìm của Nga giữa lòng NATO - 2

Kaliningrad nằm tách biệt với các khu vực khác của Nga và giáp với 2 thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania (Ảnh: The Conversation).

Theo Asia Times, Kaliningrad là vùng lãnh thổ của tầm quan trọng to lớn vì nó được ví như "tàu sân bay không thể chìm" của Nga giữa lòng NATO. Là một căn cứ quân sự, khu vực này có ý nghĩa chiến lược và là khu vực quan trọng với Nga trong việc hình thành khu vực chống tiếp cận, chống xâm nhập (A2AD) của họ tại khu vực biển Baltic.

Ngoài ra, nếu căng thẳng giữa Nga và NATO leo thang, quân đội và khí tài Nga hiện diện hùng hậu giữa lòng liên minh quân sự và sẵn sàng tham chiến. Vì vậy, Kaliningrad còn có khả năng răn đe với NATO. Các cuộc tập trận được tổ chức ở khu vực này trong thời gian qua được xem là thông điệp Nga gửi tới đối thủ về năng lực của Moscow cũng như gây áp lực cho phương Tây khi EU đang bàn bạc về gói trừng phạt thứ 6 chống lại Nga.

Kaliningrad rộng 227 km2, là nơi Nga đã triển khai dàn khí tài quân sự hùng hậu tới đây, bao gồm hệ thống phòng không S-400 hiện đại, tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Iskander. Liên đoàn Các nhà Khoa học Mỹ (FAS) còn cho rằng Nga có thể đang cất trữ vũ khí hạt nhân tại một boong-ke ngầm ở Kaliningrad.

Hồi đầu năm, khi Nga chưa mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga được trang bị tên lửa siêu vượt âm Kinzhal đã hạ cánh xuống vùng Kaliningrad. Đây được xem là lần đầu tiên MiG-31 mang Kinzhal tới Kaliningrad, trong bối cảnh căng thẳng Nga - NATO leo thang dồn dập trong thời gian qua. 

Theo Asia Times