1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 4678:

Nghẹn lòng U60 chạy xe ôm nuôi con bại não và cháu ngoại viết chữ bằng chân

Bảo Kỳ

(Dân trí) - Từ ngày nuôi cá tra bị bể nợ, gia đình ông Trần Công Quyến (ở Cần Thơ) lâm vào cảnh khốn khó. Cuộc sống càng chật vật khi vợ chồng ông phải chăm lo cho người con bại não và đứa cháu ngoại dị tật đôi tay.

Ông lão U60 chạy xe ôm nuôi con trai bại não và cháu bị tàn tật đôi tay (Clip: Bảo Kỳ).

"Huy hoàng" tuổi trung niên, "điêu tàn" lúc xế chiều 

13 năm trước, gia đình ông Trần Công Quyến (57 tuổi, ấp Thạnh Lộc, xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) thuộc hàng khá giả ở địa phương nhờ nuôi cá tra.

Ông Quyến kể, những năm tháng đó ông "phất lên" nhờ con cá tra, có tiền cất nhà, tậu đất. Nhưng rồi biến cố ập đến vào năm 2009, con cá tra "thất thế", nuôi tới cữ xuất bán nhưng chẳng có người thu mua, tiền thức ăn không kham nổi ông đành phải bán đổ, bán tháo cá để vớt vát đồng nào. 

"Năm đó nuôi cá bị lỗ nặng tôi còn bị giật nợ 200 triệu đồng, nhà thì bị siết. Có hơn 20 công đất tôi đem bán rẻ cho người ta rồi chuộc lại căn nhà nên giờ mới có chỗ che mưa, tránh nắng", ông Quyến ngậm ngùi nói. 

Nghẹn lòng U60 chạy xe ôm nuôi con bại não và cháu ngoại viết chữ bằng chân - 1

Vợ chồng ông Quyến chăm lo cho người con trai bị bại não và cháu ngoại bị dị tật tay, chân bẩm sinh (Ảnh: Bảo Kỳ).

Nghẹn lòng U60 chạy xe ôm nuôi con bại não và cháu ngoại viết chữ bằng chân - 2

Anh Thành cần có người nhà chăm sóc từ tắm rửa đến ăn uống (Ảnh: Bảo Kỳ).

Ông Quyến có 4 người con, trong đó, anh Trần Công Thành (37 tuổi) có cuộc đời bất hạnh nhất. 

Anh Thành sinh ra bình thường, lúc 2 tuổi anh bị sốt bại liệt di chứng dẫn đến căn bệnh bại não. 37 năm qua anh sống như "Sọ Dừa", ai đặt đâu nằm đấy, tuổi tác cứ lớn nhưng thân hình chẳng khác nào đứa trẻ. 

"Con đầu lòng đã như thế nên vợ chồng tôi không còn trông đợi gì, chỉ mong con được khỏe mạnh, sống được với mình ngày nào hay ngày ấy. Hy vọng dồn vào 3 người con còn lại", ông Quyến rầu rĩ kể.

Người cháu nghị lực, viết chữ bằng chân để được học

Người con gái thứ tư lấy chồng và sinh con vào năm 2007. Đứa cháu trai ấy chính là em Nguyễn Minh Trung (15 tuổi, đang học lớp 10C11, trường THPT Trung An).

Trung sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh, tay và chân em co quắp không thể cử động như bao đứa trẻ khác. Cha Trung thấy con tàn tật đã bỏ đi, còn mẹ cũng đi làm tứ xứ, thi thoảng mới về thăm.  Để Trung có thể đi lại được, ông bà ngoại của em trải qua vô vàn gian nan, tốn biết bao tiền bạc. 

"Trung ra đời chưa lâu thì gia đình bể nợ. Ngày tháng đó cực khổ vô cùng nhưng tôi vẫn ráng chạy vạy kiếm tiền chữa bệnh cho cháu. Đi Bệnh viện Nhi đồng rồi đến Trung tâm chỉnh hình xong rồi về nhà tự tập. Lúc hơn 3 tuổi bác sĩ nói phẫu thuật chỉnh cơ lại, lên 4 tuổi cháu đã đi chập chững được", ông Quyến tâm sự. 

Nghẹn lòng U60 chạy xe ôm nuôi con bại não và cháu ngoại viết chữ bằng chân - 3

Trung khổ luyện viết chữ bằng chân (Ảnh: Bảo Kỳ).

Theo lời ông của Trung, quá trình để em tự đứng trên đôi chân của mình chẳng thể dễ dàng khi bàn chân yếu ớt lòng bàn chân chẳng bằng phẳng, các ngón chân cũng không đều nhau. Đôi tay co quắp bẩm sinh chẳng có thể bám lấy vật gì làm điểm tựa, mỗi khi đứng dậy, Trung lại ngã xuống đất, có khi đập cả đầu vào tường nhà.

Cứ thế, vết sẹo cũ chưa lành thì vết thương mới lại xuất hiện trên cơ thể. Và rồi, những bước chân xiêu vẹo, chao đảo cũng dần vững vàng, rắn rỏi sau một quá trình luyện tập gian khổ.

Đôi tay bị tật không thể cầm nắm, Trung được một cô hàng xóm dạy viết chữ bằng chân. Ban đầu, em tập vẽ trước, em cứ vẽ nguệch ngoạc đến khi các ngón quen với việc cầm viết, Trung mới bắt đầu nắn nót từng chữ.

Nghẹn lòng U60 chạy xe ôm nuôi con bại não và cháu ngoại viết chữ bằng chân - 4
Nghẹn lòng U60 chạy xe ôm nuôi con bại não và cháu ngoại viết chữ bằng chân - 5

Từ lúc đi học Trung luôn là học sinh đặc biệt nhất nhưng em không còn mặc cảm (Ảnh: Bảo Kỳ).

Những ngày luyện chữ với Trung là một cực hình đầy đau đớn, lưng em cúi sát xuống bàn, đầu nghiêng vẹo sang một bên, bàn chân kẹp bút mỏi nhừ, các kẽ ngón chân sưng tấy lên, tóe máu…

Đến lúc đủ tuổi Trung được ông ngoại cho đi học. Những ngày đầu đi học em luôn tự ti vì khác biệt với bao bạn bè. 

"Bạn bè ngồi trên ghế có bàn học nhưng em lại ngồi trên bàn em thấy tự ti lắm hay trốn một góc khóc. Giờ ra chơi cũng ngồi một chỗ không dám bắt chuyện với ai", Trung buồn bã nói. 

Nhờ sự yêu thương của ông bà, thầy cô, Trung mạnh mẽ và dạn dĩ hơn. Em không còn thu mình như trước. Những con chữ xiêu vẹo, méo mó cứ đẹp lên từng ngày như cách Trung sống tích cực, lạc quan yêu đời. Bây giờ, chữ của em cũng tròn trịa, đẹp không thua kém gì các bạn trong lớp.

Nghẹn lòng U60 chạy xe ôm nuôi con bại não và cháu ngoại viết chữ bằng chân - 6

Mỗi ngày Trung được ông ngoại đưa đón đi học (Ảnh: Bảo Kỳ).

Cứ thế, từ ngày Trung cắp sách đến trường, ông ngoại là người đồng hành với em trong mọi chặng đường. Mỗi ngày 2 cữ ông đưa Trung đến trường học và chờ rước em về. 

"Trong lúc chờ em tan học, ông ngoại chạy xe ôm kiếm thêm tiền. Nhưng vì tuổi tác và chờ rước em nên ông ngoại không chạy được nhiều cuốc xe. Ông chỉ nhận chở khách đi gần nên thu nhập không được bao nhiêu", Trung bộc bạch. 

Ngoài Trung, vợ chồng ông Quyến vừa lo cho người con bị bại não và chăm sóc thêm 2 đứa cháu nhỏ. Mỗi tháng con cái có gửi tiền sinh hoạt phí nhưng không đủ chi tiêu. 

Nghẹn lòng U60 chạy xe ôm nuôi con bại não và cháu ngoại viết chữ bằng chân - 7

Rảnh rỗi ông Quyến tranh thủ chạy xe ôm kiếm thêm ít tiền lo cho gia đình. Dù cuộc sống khốn khó nhưng ông vẫn cố gắng cho cháu được học hành tử tế (Ảnh: Bảo Kỳ).

Ông Quyến tâm sự: "Vợ chồng tôi còn sống được ngày nào thì ráng lo cho con cháu ngày đó. Nhất là Trung, cháu nó thiệt thòi vì thiếu tình thương nên tôi cố gắng lo cho cháu có thể tự lập rồi mai này tôi có ra đi cũng thanh thản hơn". 

Thầy Võ Thanh Phong - Giáo viên Tổ tư vấn học đường (trường THPT Trung An) cho biết, hoàn cảnh ông Quyến khá khó khăn, trong đó em Trung là trường hợp đầu tiên của nhà trường viết chữ bằng chân. 

"Học lực của Trung thuộc loại trung bình - khá nhưng em rất siêng năng, ham học. Trừ lúc bệnh nặng em mới nghỉ học, còn lại ngày nào ông ngoại cũng chở em đến trường. Do sức khỏe nên em được miễn các môn học thể thao, vận động.

Ông bà của Trung tuổi đã cao, không còn khả năng lao động nhưng vẫn cố gắng lo cho cháu ăn học tới nơi, tới chốn. Mong rằng hoàn cảnh của gia đình sẽ được sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng. ", ông Phong nói.

Mọi sự ủng hộ, giúp đỡ mã số 4678 xin gửi về:

1. Ông Trần Công Quyến 

Địa chỉ: ấp Thạnh Lộc, xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ

ĐT: 0945632375

2. Báo điện tử Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

(nội dung chuyển khoản ghi: ủng hộ MS 4678)

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản EUR tại Vietcombank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1022601465

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tải khoản VND: 1017589681

- Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 333556688888

- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân

3. Văn phòng đại diện của báo:

- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

- VP TPHCM: Số 51 - 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

- VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Tel: 0914.86.37.37

- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269