Nhờ điều trị bảo tồn, bệnh nhân ung thư vú không cần đoạn nhũ

Trường Thịnh

(Dân trí) - Hơn 20 năm trong lĩnh vực ung thư, bác sĩ Basma M'Barek - Trưởng Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng Bệnh viện FV chứng kiến không ít phụ nữ muốn trị ung thư vú bằng cách đoạn nhũ. Nhưng sau vài năm, họ hối tiếc vì không chọn phương án bảo tồn vú.

Việc áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn sẽ giúp chữa khỏi bệnh, đồng thời vẫn giữ nguyên vẹn cơ thể, nhờ vậy đảm bảo chất lượng sống sau điều trị. 

Nhờ điều trị bảo tồn, bệnh nhân ung thư vú không cần đoạn nhũ - 1
Ung thư vú không nhất thiết phải đoạn nhũ (Ảnh: FV).

Điều trị bảo tồn vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị

Chị Trịnh Thị Hoa (TP Thủ Đức, TPHCM) phát hiện bị ung thư ở tuổi 44. Cầm kết quả xét nghiệm, chị Hoa bàng hoàng. "Lúc đó tôi nghĩ, vậy là mình chết chắc rồi", chị nhớ lại.

Chị Hoa đến khám tại bệnh viện FV để tìm cơ hội điều trị vì trước đó, các bác sĩ ở đây đã từng điều trị thành công bệnh hẹp mạch máu cho con chị. Trực tiếp khám cho chị Hoa, bác sĩ Võ Kim Điền - Phó Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng Bệnh viện FV tư vấn, với tình trạng bệnh ở giai đoạn sớm, chị Hoa có thể điều trị bảo tồn thay vì đoạn nhũ.

Nhờ điều trị bảo tồn, bệnh nhân ung thư vú không cần đoạn nhũ - 2
Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV điều trị bảo tồn thành công cho nhiều ca ung thư vú (Ảnh: FV).

Nghĩ rằng đoạn nhũ là sẽ loại bỏ tế bào ung thư triệt để, nên chị Hoa yêu cầu bác sĩ cho thực hiện phương pháp này. Ở tuổi ngoài 40, chị cho rằng bộ ngực không còn nhiều ý nghĩa, việc giữ được mạng sống là quan trọng hơn cả.

Tuy nhiên, bác sĩ Điền giải thích cho bệnh nhân hiểu, ở giai đoạn bệnh này, điều trị bảo tồn vẫn có kết quả tương đương với điều trị đoạn nhũ, đồng thời việc này giúp chị giữ được sự nguyên vẹn của cơ thể, đảm bảo chất lượng cuộc sống sau điều trị.

Đắn đo rất nhiều, nhưng rồi qua nhiều buổi khám và tư vấn, trước sự kiên nhẫn thuyết phục của bác sĩ, chị Hoa quyết định chọn điều trị ung thư vú theo hướng bảo tồn. Sau khi cắt bỏ khối u, chị tuân thủ các đợt xạ trị để tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư còn sót lại.

Sau 6 tháng điều trị, chị Hoa đã chiến thắng căn bệnh ung thư vú trong niềm vui của cả gia đình. Đến nay, sau 18 năm, chị Trịnh Thị Hoa không chỉ khỏi bệnh hoàn toàn mà còn giữ được trọn vẹn cơ thể. Nhớ lại khoảnh khắc quyết định chọn lựa phương pháp điều trị, chị vẫn thầm cảm ơn các bác sĩ Bệnh viện FV đã tư vấn và nhiệt tình thuyết phục chọn phương án bảo tồn.

Theo bác sĩ Basma M'Barek - Trưởng Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, nhiều bệnh nhân khi phát hiện ung thư vú đã yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ ngực nhưng các bác sĩ tại Trung tâm Hy Vọng vẫn sẽ thuyết phục họ đi theo hướng điều trị bảo tồn nếu tình trạng bệnh cho phép. "Bởi chúng tôi hiểu, sau điều trị bệnh nhân còn có một cuộc đời phía trước cần phải được sống chất lượng cả về thể chất và tinh thần'', bác sĩ Basma M'Barek chia sẻ

Điều trị ung thư cần nhìn xa hơn tới chất lượng cuộc sống sau điều trị

Suốt hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực ung thư, bác sĩ Basma chứng kiến không ít phụ nữ kiên quyết muốn được điều trị ung thư vú bằng cách đoạn nhũ. Nhưng rồi sau đó vài năm họ hối tiếc vì không chọn phương án bảo tồn vú.

"Bộ ngực là đặc điểm quan trọng trong hình thái bề ngoài của phụ nữ; Hơn nữa khi khỏi bệnh, trở về với cuộc sống hằng ngày, người phụ nữ mới hiểu, việc giữ lại ngực là quyết định vô cùng quan trọng, không chỉ là giữ được vẻ đẹp cơ thể mà còn giúp họ tự tin và hạnh phúc tận hưởng cuộc sống", bác sĩ Basma chia sẻ.

Nhờ điều trị bảo tồn, bệnh nhân ung thư vú không cần đoạn nhũ - 3
Bác sĩ Basma tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm Hy vọng (Ảnh: FV).

Hiện tại, Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng áp dụng các phương pháp điều trị ung thư tiên tiến trên thế giới, tùy tình trạng của mỗi bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và điều trị bảo tồn luôn được đề cao. Điều trị bảo tồn có thể thực hiện hiệu quả ở bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm, khối u nhỏ và chưa di căn.

"Bệnh viện FV theo đuổi tôn chỉ điều trị bảo tồn, nghĩa là vừa chữa ung thư vú vừa cố gắng giữ nguyên vẹn cơ thể cho bệnh nhân. Một số trường hợp bệnh nhân còn trẻ, chúng tôi sẽ tư vấn để bệnh nhân trữ tinh trùng hoặc trứng để đảm bảo việc sinh con sau này. Bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống lành lặn và mãn nguyện sau điều trị là mục tiêu lớn nhất của chúng tôi", bác sĩ Basma nhấn mạnh.

Nhờ điều trị bảo tồn, bệnh nhân ung thư vú không cần đoạn nhũ - 4
Tại bệnh viện FV, các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực thường xuyên hội chẩn để đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư (Ảnh: FV).

Do vậy, tại Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, với mỗi ca bệnh, bác sĩ ung bướu luôn cố gắng thu thập đầy đủ các thông tin của từng bệnh nhân để tạo một bức tranh toàn cảnh: Giai đoạn bệnh, loại tế bào, tình trạng bệnh nhân rồi đưa ra hội chẩn đa chuyên khoa với các bác sĩ giải phẫu bệnh, bác sĩ phẫu thuật… sau đó mới quyết định được là điều trị bằng cách nào.

"Trong điều trị ung thư, đốt cháy giai đoạn có thể khiến đi sai đường, khi nhận ra thì phải mất một khoảng thời gian điều trị lại từ đầu. Tại FV, chúng tôi giúp bệnh nhân nhìn xa hơn, sự sống là quan trọng, song song đó phải bảo đảm được chất lượng cuộc sống sau điều trị", bác sĩ Basma khẳng định.

Bệnh ung thư vú có thể chữa khỏi được và giữ được toàn vẹn bộ ngực nếu được phát hiện sớm. Bác sĩ Basma M'Barek - Trưởng Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng khuyên phụ nữ nên tầm soát định kỳ để phát hiện sớm và điều trị sớm căn bệnh ác tính này.

Có thể gọi vào số (028) 54 11 33 33 để đăng ký tầm soát ung thư vú tại Bệnh viện FV.

Yến Lê

Đang được quan tâm