1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Bản tin trưa 23/5:

Cổ phiếu Vingroup "ghìm" chỉ số, giới đầu tư thận trọng

Mai Chi

(Dân trí) - Trong khi cổ phiếu thủy sản, phân đạm diễn biến khả quan song thanh khoản sụt giảm, sự thận trọng của giới đầu tư khiến chỉ số lui bước. VIC là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index.

1.230 điểm

VN-Index mở phiên đã tăng điểm, tuy nhiên, với sự thận trọng của giới đầu tư, trạng thái tăng của chỉ số không giữ được lâu. Chỉ số giằng co nửa đầu phiên và đuối dần về nửa cuối phiên sáng, đóng cửa thấp nhất phiên tại 1.229,94 điểm, đánh mất 10,77 điểm tương ứng 0,87%.

VN30-Index giảm 15,22 điểm tương ứng 1,19% còn 1.267,29 điểm; HNX-Index giảm 0,89 điểm tương ứng 0,29% còn 306,13 điểm. UPCoM-Index mặc dù tăng 0,12 điểm tương ứng 0,13% lên 94,23 điểm nhưng đã thu hẹp đáng kể biên độ tăng giá so với đầu phiên sáng.

Thanh khoản giảm

Nhà đầu tư trong phiên hôm nay giữ thái độ thận trọng. Mặc dù chịu áp lực bán nhưng không xảy ra hiện tượng bán mạnh, đồng thời, lực mua vào cũng không quyết liệt.

Trên sàn HoSE, thanh khoản cả phiên sáng chỉ đạt 259,82 triệu cổ phiếu tương ứng 6.241,77 tỷ đồng; trong khi con số này trên HNX là hơn 33 triệu cổ phiếu tương ứng 747,53 tỷ đồng; trên UPCoM là 15,55 triệu cổ phiếu tương ứng 288,42 tỷ đồng.

Cổ phiếu Vingroup ghìm chỉ số, giới đầu tư thận trọng - 1

Top cổ phiếu ảnh hưởng tới VN-Index

Ảnh hưởng tích cực:

Cổ phiếu Vingroup ghìm chỉ số, giới đầu tư thận trọng - 2

Ảnh hưởng tiêu cực:

Cổ phiếu Vingroup ghìm chỉ số, giới đầu tư thận trọng - 3

Top cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Trên sàn HoSE:

Cổ phiếu Vingroup ghìm chỉ số, giới đầu tư thận trọng - 4

Trên sàn HNX:

Cổ phiếu Vingroup ghìm chỉ số, giới đầu tư thận trọng - 5

Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Trên sàn HoSE:

Cổ phiếu Vingroup ghìm chỉ số, giới đầu tư thận trọng - 6

Trên sàn HNX:

Cổ phiếu Vingroup ghìm chỉ số, giới đầu tư thận trọng - 7

Dòng tiền theo nhóm ngành

Dầu khí: PVS (126,2 tỷ đồng); BSR (98,9 tỷ đồng); PVD (59,3 tỷ đồng);

Hóa chất: DCM (135,7 tỷ đồng); DPM (120,6 tỷ đồng); DGC (119,3 tỷ đồng);

Xây dựng và vật liệu: CII (132,2 tỷ đồng); HUT (96,7 tỷ đồng); C4G (32,9 tỷ đồng); FCN (28,9 tỷ đồng);

Thực phẩm: VHC (125,2 tỷ đồng); HAG (69,3 tỷ đồng); ANV (59,9 tỷ đồng); IDI (55,8 tỷ đồng).