1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Bản tin trưa 20/5:

Chịu áp lực ngày về của cổ phiếu bắt đáy, chứng khoán biến động ra sao?

Mai Chi

(Dân trí) - Sáng nay, cổ phiếu bắt giá thấp trong phiên 17/5 về tới tài khoản nhà đầu tư, tuy nhiên, VN-Index chỉ "nhúng" nhẹ đầu phiên, xảy ra rung lắc song vẫn tăng tích cực.

1.246,23 điểm

VN-Index tiếp tục giữ được sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch của phiên sáng, tạm đóng cửa với mức tăng 4,59 điểm tương ứng 0,37% trong khi VN30-Index tăng 7,12 điểm tương ứng 0,56% lên 1.290,67 điểm.

HNX-Index tăng 0,52 điểm tương ứng 0,17% lên 308,54 điểm; UPCoM-Index giảm nhẹ 0,2 điểm tương ứng 0,21% còn 94,37 điểm.

Thanh khoản giảm

Do những nhịp điều chỉnh trong phiên của VN-Index tương đối nhẹ nhàng nên dòng tiền vẫn tương đối dè dặt, thể hiện sự thận trọng của nhà đầu tư.

Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 288,55 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch 6.992,87 tỷ đồng. HNX có 41,6 triệu cổ phiếu tương ứng 908,11 tỷ đồng; UPCoM có 33,68 triệu cổ phiếu tương ứng 437,65 tỷ đồng.

Chịu áp lực ngày về của cổ phiếu bắt đáy, chứng khoán biến động ra sao? - 1

Top cổ phiếu ảnh hưởng tới VN-Index

Tác động tích cực:

Chịu áp lực ngày về của cổ phiếu bắt đáy, chứng khoán biến động ra sao? - 2

Tác động tiêu cực:

Chịu áp lực ngày về của cổ phiếu bắt đáy, chứng khoán biến động ra sao? - 3

Top cổ phiếu tăng mạnh nhất

Trên sàn HoSE:

Chịu áp lực ngày về của cổ phiếu bắt đáy, chứng khoán biến động ra sao? - 4

Trên sàn HNX:

Chịu áp lực ngày về của cổ phiếu bắt đáy, chứng khoán biến động ra sao? - 5

Top cổ phiếu giảm mạnh nhất

Trên sàn HoSE:

Chịu áp lực ngày về của cổ phiếu bắt đáy, chứng khoán biến động ra sao? - 6

Trên sàn HNX:

Chịu áp lực ngày về của cổ phiếu bắt đáy, chứng khoán biến động ra sao? - 7

Dòng tiền theo nhóm ngành:

Ngân hàng: VPB (104,2 tỷ đồng); TCB (101,7 tỷ đồng); SHB (91,7 tỷ đồng);

Bất động sản: DIG (318,5 tỷ đồng); DXG (226,4 tỷ đồng); IDC (111,8 tỷ đồng);

Dầu khí: BSR (170,3 tỷ đồng); PVD (101,3 tỷ đồng); PLX (21 tỷ đồng);

Hóa chất: DPM (212,3 tỷ đồng); DCM (117,6 tỷ đồng); GVR (37,7 tỷ đồng);

Tài nguyên cơ bản: NKG (136,9 tỷ đồng); HSG (86 tỷ đồng); KSB (31,6 tỷ đồng);

Xây dựng và vật liệu: CII (114,6 tỷ đồng); HUT (88,9 tỷ đồng); FCN (65,1 tỷ đồng);

Hàng cá nhân và gia dụng: TNG (30,5 tỷ đồng); PNJ (28,2 tỷ đồng);

Bán lẻ: MWG (67,5 tỷ đồng); DGW (41,2 tỷ đồng); PET (21,1 tỷ đồng).