"Quái vật vũ trụ" nuốt chửng ngôi sao cách Trái Đất 8,5 tỷ năm ánh sáng

Đoàn Trung Nam

(Dân trí) - Các nhà khoa học đã quan sát một ngôi sao trở thành bữa ăn cho lỗ đen siêu lớn, nó đã chấm dứt sự tồn tại của hành tinh này tại điểm cách Trái Đất 8,5 tỷ năm ánh sáng.

Quái vật vũ trụ nuốt chửng ngôi sao cách Trái Đất 8,5 tỷ năm ánh sáng - 1
Ảnh minh họa lỗ đen đang "xé nát" và hút các vật chất từ ngôi sao (Ảnh: 20 minutes).

Theo đó, lực hấp dẫn của lỗ đen này lớn đến mức đã xé toạc ngôi sao, hút các vật chất của hành tinh này vào trong. 

Hiện tượng này được các nhà khoa học gọi là "phá vỡ bởi hiệu ứng thủy triều" (TDE: Tidal Disruption Event), rất hiếm xảy ra, đi kèm với nó là sự phát xạ tia sáng của các hạt, di chuyển với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng từ vật chất của ngôi sao.

TDE xảy ra khi một ngôi sao đến quá gần lỗ đen và bị lực hấp dẫn mạnh mẽ của nó hút vào trong bất chấp khối lượng.

Các nhà thiên văn học đã sử dụng nhiều thiết bị công nghệ để xác nhận rằng, đây không phải là một vụ nổ siêu tân tinh (vụ nổ của một ngôi sao vào cuối vòng đời của nó), cũng như để loại trừ một vụ nổ tia gamma (nguồn sáng mạnh nhất trong Vũ trụ).

Nhờ sự phối hợp quốc tế, các nhà thiên văn học đã huy động nhiều thiết bị từ khắp nơi trên thế giới để có thể quét vũ trụ rộng lớn và quan sát được hiện tượng trên nhiều bước sóng khác nhau, từ tia X đến sóng vô tuyến.

Kết quả đã được xác nhận rằng, nguồn gốc của tia sáng này từ một ngôi sao bị "xé nát" bởi một lỗ đen ẩn nấp trong trung tâm thiên hà của nó, cách Trái Đất khoảng 8,5 tỷ năm ánh sáng. 

Theo đó, hố đen này phát ra những tia plasma cực mạnh được gọi là AT2022cmc, có công suất gấp hơn một tỷ tỷ lần độ sáng tia X của Mặt Trời của chúng ta.

"Không giống như các tia plasma từ các hạt nhân hoạt động trong quá trình mở rộng của các thiên hà, tia AT2022cmc là thoáng qua và dường như tạo thành do lỗ đen đã xé toạc ngôi sao", nhà khoa học Susanna Vergani, Giám đốc Đài thiên văn Paris, Pháp giải thích.

Quái vật vũ trụ nuốt chửng ngôi sao cách Trái Đất 8,5 tỷ năm ánh sáng - 2
Ngôi sao có hình quả bóng bầu dục màu cam đang bị xé nát bởi lực hấp dẫn của lỗ đen ở giữa (Ảnh minh họa).

Khi bị vật chất bị hút bởi một lỗ đen, kể cả ánh sáng đều không thoát khỏi sức mạnh của những yêu tinh vũ trụ này. 

Quan sát các tia hạt phát sáng rực rỡ từ các thiên hà bị hút năng lượng bởi các lỗ đen siêu lớn giúp các nhà khoa học xác định được vị trí lỗ đen và làm sáng tỏ quá trình nó tàn phá một ngôi sao như thế nào.